Quyền tác giả và quyền sở hữu trí tuệ là gì?

Căn cứ Khoản 1, Khoản 2 Điều 4 VBHN 07/VBHN-VPQH 2019 quy định về khái niệm của quyền sở hữu trí tuệ và quyền tác giả như sau:

Điều 4. Giải thích từ ngữ

  • Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
  • Quyền sở hữu trí tuệ quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng.
  • Quyền tác giả quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu.”

Quyền tác giả và quyền sở hữu trí tuệ có phải là một?

Căn cứ khái niệm của quyền sở hữu trí tuệ và quyền tác giả, ta có thể dễ dàng phân biệt được hai quyền này và thấy rằng quyền tác giả và quyền sở hữu trí tuệ không phải là một vì:

  • Quyền sở hữu trí tuệ bao gồm cả quyền tác giả.
  • Quyền sở hữu trí tuệ có thể là quyền tác giả
  • Quyền tác giả không thể là quyền sở hữu trí tuệ

Phân biệt giữa quyền tác giả và quyền sở hữu trí tuệ 

Cơ sở pháp lý : VBHN 07/VBHN-VPQH 2019 Luật sở hữu trí tuệ

Điểm chung:

  • Đều bảo hộ sản phẩm của trí tuệ, tư duy.
  • Đều có chủ thể là tổ chức, cá nhân

Điểm khác nhau:

 

Quyền tác giả

Quyền sở hữu trí tuệ

Khái niệm

“ Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu.”

“ Quyền sở hữu trí tuệ là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng.”

Đối tượng được bảo hộ

“Đối tượng quyền tác giả bao gồm tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học; đối tượng quyền liên quan đến quyền tác giả bao gồm cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa.”

 

Đối tượng quyền sở hữu trí tuệ bao gồm:

Quyền tác giả

Quyền sở hữu công nghiệp

Quyền đối với giống cây trồng

Thời điểm phát sinh

Quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký.

Quyền sở hữu trí tuệ phát sinh tại tùy thuộc vào đối tượng được bảo hộ

Văn bằng bảo hộ

Không nhất thiết phải có văn bằng bảo hộ vì đã được bảo hộ đương nhiên

Có một số trường hợp phải được đăng kí, công bố sau đó cấp văn bằng bảo hộ  

như quyền sở hữu công ghiệp, một số quyền được bảo hộ đương nhiên như quyền tác giả

Thời hạn bảo hộ

Thời hạn: quyền nhân thân có thời hạn bảo hộ như sau:

hết cuộc đời tác giả

75 năm,

100 năm 

một số quyền nhân thân của tác giả được bảo hộ vô thời hạn

Thời hạn bảo hộ tương ứng với từng đối tượng. Đối tượng đó có thể là quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp,…

Ngoài ra, tương ứng với từng trường hợp thời hạn bảo hộ có thể được gia hạn thêm

 

Nên đăng kí bảo hộ quyền tác giả hay quyền sở hữu trí tuệ?

Từ những phân tích trên, chúng ta có thể thấy sự khác biệt rõ rệt giữa quyền tác giả và quyền sở hữu trí tuệ. Vậy nên, để trả lời cho câu hỏi Nên đăng kí bảo hộ quyền tác giả hay quyền sở hữu trí tuệ. Chúng ta cần dựa vào các yếu tố sau:

Xác định đối tượng đăng kí là gì: quyền tác giả, quyền sở hữu trí tuệ

  • Nếu là Quyền sở hữu công nghiệp thì sẽ đăng kí bảo hộ tại Cục Sở hữu trí tuệ;
  • Nếu là Quyền tác giả, quyền liên quan thì sẽ đăng kí bảo hộ tại Cục Bản quyền Tác Giả; hoặc có thể không đăng kí vì quyền tác giả được bảo hộ ngay từ khi tác phẩm được hình thành dưới dạng vật chất.
  • Nếu là quyền đối với giống cây trồng thì sẽ đăng kí bảo hộ tại Cục Trồng 

​​​​​​​

Mọi thông tin liên hệ: 

CÔNG TY TNHH CHỨNG NHẬN VÀ KIỂM ĐỊNH KENA

 Địa chỉ: Số 9/242 Đường Chùa Vẽ – Phường Đông Hải 1 – Quận Hải An – TP. Hải Phòng

 Hotline: 0936300168 – 0393.427.049

 Email: kena@kenavn.com

 Website: www.kenavn.com

 

 

 

 

 

 

 

Điểm khác biệt giữa quyền tác giả và quyền sở hữu trí tuệ

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *