Các Nguyên Tắc Của Luật Sở Hữu Trí Tuệ

Nguyên tắc nộp đơn đầu tiên

  • Trong trường hợp có nhiều đơn đăng ký các sáng chế trùng hoặc tương đương với nhau, các kiểu dáng công nghiệp trùng hoặc không khác biệt đáng kể với nhau thì văn bằng bảo hộ chỉ được cấp cho sáng chế hoặc kiểu dáng công nghiệp trong đơn hợp lệ có ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn sớm nhất trong số những đơn đáp ứng các điều kiện để được cấp văn bằng bảo hộ.
  • Trong trường hợp có nhiều đơn của nhiều người khác nhau đăng ký các nhãn hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhau dùng cho các sản phẩm, dịch vụ trùng hoặc tương tự với nhau hoặc trường hợp có nhiều đơn của cùng một người đăng ký các nhãn hiệu trùng dùng cho các sản phẩm, dịch vụ trùng nhau thì văn bằng bảo hộ chỉ được cấp cho nhãn hiệu trong đơn hợp lệ có ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn sớm nhất trong số những đơn đáp ứng các điều kiện để được cấp văn bằng bảo hộ.
  • Trong trường hợp có nhiều đơn đăng ký quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này cùng đáp ứng các điều kiện để được cấp văn bằng bảo hộ và cùng có ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn sớm nhất thì văn bằng bảo hộ chỉ được cấp cho đối tượng của một đơn duy nhất trong số các đơn đó theo thoả thuận của tất cả những người nộp đơn; nếu không thoả thuận được thì các đối tượng tương ứng của các đơn đó bị từ chối cấp văn bằng bảo hộ.”

Nguyên tắc cân bằng lợi ích

– Nguyên tắc “Cân bằng lợi ích” của chủ SHTT và lợi ích của xã hội được thể hiện xuyên suốt từ quá trình xác lập quyền, thực thi quyền và bảo vệ quyền SHTT. Điều 7 Luật SHTT Việt Nam quy định:

“Việc thực hiện quyền Sở hữu trí tuệ không được xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác và không được vi phạm các quy định khác của pháp luật có liên quan” và “trong trường hợp nhằm đảm bảo mục tiêu quốc phòng, an ninh, dân sinh và các lợi ích khác của Nhà nước, xã hội quy định tại Luật này, Nhà nước có quyền cấm hoặc hạn chếquyền sở hữu trí tuệ thực hiện quyền của mình hoặc buộc chủ thể quyền sở hữu trí tuệ phải cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng một hoặc một số quyền của mình với những điều kiện phù hợp”.

– Nội dung cơ bản của nguyên tắc cân bằng lợi ích của chủ SHTT và lợi ích của xã hội được thể hiện chủ yếu ở các nội dung sau:

  • Quy định giới hạn của chủ sở hữu quyền SHTT về thời hạn bảo hộ;
  • Quy định các trường hợp sử dụng tác phẩm không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, trả thù lao;
  • Trường hợp sử dụng tác phẩm không phải xin phép nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao;
  • Bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng sáng chế

​​​​​​​

Nguyên tắc độc quyền sử dụng

  • Có nghĩa là chỉ có chủ sở hữu được phép sử dụng quyền sở hữu trí tuệ, nếu chủ thể khác muốn sử dụng phải có sự cho phép của chủ sở hữu.
  • Nguyên tắc này không được áp dụng trong mọi trường hợp vì một số trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền có thể cho phép một bên không phải chủ sở hữu được phép sử dụng SHTT đó mà không cần sự đồng ý của chủ sở hữu.

​​​​​​​

Mọi thông tin liên hệ: 

CÔNG TY TNHH CHỨNG NHẬN VÀ KIỂM ĐỊNH KENA

 Địa chỉ: Số 9/242 Đường Chùa Vẽ – Phường Đông Hải 1 – Quận Hải An – TP. Hải Phòng

 Hotline: 0936300168 – 0393.427.049

 Email: kena@kenavn.com

 Website: www.kenavn.com

 

 

 

 

 

Các Nguyên Tắc Của Luật Sở Hữu Trí Tuệ

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *