KHÁI NIỆM
Siêu thị mini là một địa chỉ, cơ sở bán lẻ nhiều mặt hàng được quản lý bởi một ông chủ, nhóm người hoặc một tập đoàn có đăng ký kinh doanh theo quy định của nhà nước. Nó hoàn toàn khác với việc bán lẻ tại chợ truyền thống, siêu thị được quản lý chặt chẽ và thống nhất dựa vào bao quản lý và các nhân viên siêu thị. Các mặt hàng siêu thị rất đa dạng phục vụ đầy đủ nhu cầu mua sắm thiết yếu của khách hàng.
Cửa hàng tạp hóa là một cửa hàng loại nhỏ theo mô hình của cửa hàng bách hóa, là nơi lưu trữ hàng hóa và bày bán nhiều loại hàng hóa khác nhau trong đó có bán đầy đủ những thứ cần thiết cho cuộc sống hàng ngày như các mặt hàng đồ ăn uống khô, đồ gia dụng, kim chỉ, vải vóc, một số loại đồ xây dựng như đinh, ốc, sơn, ống nước, đồ thiết yếu cho sinh hoạt như kem đánh răng, bóp đánh răng, giấy vệ sinh, băng vệ sinh, các đồ phục vụ cho học tập như bảng, thước kẻ, bút, mực, các loại đồ ăn nhanh…
Điểm giống nhau
Vốn đầu tư thấp: So với việc đầu tư bất động sản, chứng khoán, vàng cổ phiếu thì siêu thị mini, và cửa hàng tạp hóa sẽ là 3 mô hình có vốn đầu tư khá thấp. Vốn đầu tư mở cửa hàng bạn sẽ chỉ mất trên dưới 500 triệu là có thể đi vào hoạt động. Trong khi đầu tư vào bất động sản một căn chung cư cũng rơi vào gần 1 tỷ đồng.
Một vài hình thức kinh doanh có vốn đầu tư cũng tương tự có thể kể đến như: quán cafe, cửa hàng rau sạch, quán trà sữa…
An toàn: Đánh giá về độ an toàn thì siêu thị mini và cửa tạp hoá sẽ mức độ an toàn khá cao. Mắc dù không có nhiều chuyên môn nhưng bạn cũng có thể nhận ra được điểm này. Đặc biệt khi kinh doanh bạn cũng trực tiếp thực hiện vận hành và quản lý.
Rủi ro là có tuy nhiên nó không là gì so với giá cổ phiếu, giá bất động sản,…
Thu hồi vốn nhanh: Điểm chung tiếp theo của 2 mô hình kinh doanh này đó chính là khả năng thu hồi vốn nhanh. Nếu thuận lợi thời gian thu hồi vốn sẽ là 3 – 6 tháng.
Điểm khác nhau
Về sản phẩm và dịch vụ
So sánh siêu thị mini và cửa hàng tạp hoá thì điểm khác biệt lớn nhất của hai mô hình này chính là sản phẩm và dịch vụ. Siêu thị mini sẽ có đầy đủ các mặt hàng hơn so với cửa hàng tạp hoá. Trong siêu thị bạn sẽ thể tìm thấy quần áo, đồ trẻ em, đồ cho mẹ, đồ gia dụng, thực phẩm, vật dụng… rất nhiều thứ mà trong cửa hàng tiện lợi không thể tìm thấy.
Tuy nhiên một số các sản phẩm bạn cũng chỉ có thể tìm thấy ở cửa hàng tạp hoá chứ không thể nào có ở siêu thị mini. Ví dụ như những món ăn thưởng thức ngay tại cửa hàng, mỳ, xúc xích được chế biến có thể ăn liền
Một số tiện ích chỉ có ở các cửa tạp hoá lợi là thanh toán hóa đơn (điện, nước, điện thoại), thẻ điện thoại, dược phẩm,v.v… Siêu thị mini thì không phục vụ được như vậy. Nhân viên chăm sóc khách hàng thì cả hai mô hình đều không có quá nhiều điểm khác biệt.
Điểm lợi của các cửa hàng tạp hoá trong “cuộc chiến” này chính là thói quen tiêu dùng của người dân. Hầu hết các đối tượng khách hàng đều đã quen với cửa hàng mình hay ghé mua những thứ đồ lặt vặt như nước ngọt, dầu ăn, bánh kẹo .v.v… Do vậy, dù đựơc xây dựng khang trang hơn, sắp xếp khoa học hơn nhưng các cửa hàng tiện lợi vẫn khó “lấy lòng” được những vị khách đã quen mua vì “tình nghĩa”.
Ngoài ra các cửa hàng tạp hóa trong khu vực cũng cho phép người mua lấy hàng trước, trả tiền sau hoặc thanh toán một phần. Điều này các cửa hàng tiện lợi, siêu thị không thể làm được.
Câu chuyện về sự cạnh tranh giá
Dù mang nhiều lợi ích và có vẻ an toàn hơn hẳn cho người tiêu dùng, thì các cửa hàng tạp hoá và siêu thị mini vẫn vấp phải khó khăn muôn thuở là sự cạnh tranh về giá thành. Theo một vài nhận định, dù cho các mặt hàng ở các cửa hàng tiện lợi có đang “khuyến mãi, giảm giá” thì vẫn cao hơn chút đỉnh so với giá mua ở các cửa hàng tạp hóa gần nhà. Điều này cũng làm các cửa hàng tạp hoá, siêu thị mini không “được lòng” các vị khách hàng đã quen mua của “cô hàng xóm”.
Nguồn khách hàng
Đối tượng khách hàng nhắm đến của siêu thị mini có tầm rộng hơn so với cửa hàng tạp hoá. Cũng dễ hiểu vì siêu thị bán rất nhiều mặt hàng khác nhau. Cửa hàng tiện lợi tập chung vào những khách hàng có nhu cầu đơn giản ăn uống, những khách hàng tất bật với công việc, phục vụ họ 24/24. Còn cửa hàng tạp hóa thường mở tự phát nên ít khách hàng, doanh thu chủ yếu đến từ người dân ở khu vực lân cận hay người đi đường.
Tóm lại, trong cuộc chiến “ngang tài ngang sức” giữa cửa hàng tạp hoá,và siêu thị mini, người được lợi ích nhiều nhất vẫn luôn là người tiêu dùng. Các cửa hàng tạp hoá, siêu thị mini muốn giành được thị trường thì luôn dùng nhiều chiêu trò khuyến mãi, tiện ích hấp dẫn hơn nữa để khuyến khích người dùng “trải nghiệm”, trong khi các cửa tiệm tạp hoá cần nâng cao những kiến thức về thị trường, xu huớng và quản lý cửa hàng mình hiệu quả hơn thông qua các công cụ, các cách sắp xếp và điều phối hàng hoá cho phù hợp thị trường.
Mọi thông tin liên hệ:
CÔNG TY TNHH CHỨNG NHẬN VÀ KIỂM ĐỊNH KENA
Địa chỉ: Số 9/242 Đường Chùa Vẽ – Phường Đông Hải 1 – Quận Hải An – TP. Hải Phòng
Hotline: 0936300168 – 0393.427.049
Email: kena@kenavn.com
Website: www.kenavn.com