TIÊU CHUẨN CƠ SỞ
Số 003/2022/TCCS-VMH
TÊN SẢN PHẨM: TƯỢNG GỐM TRẦN QUỐC TUẤN
Tên chỉ tiêu | Yêu cầu |
Nguyên liệu sản xuất | Đất sét và cao lanh: 85%
Men liệu: 13%; màu men: 2%. |
Kiểu dáng, kích thước | Đứng; cao 70cm, đường kính 20cm |
Màu men | Mạ đồng vàng, xanh ngọc |
Đường nét vẽ, hoặc đắp nổi | Hình đắp nổi |
Vết rạn nứt | Không rạn nứt |
Ghi nhãn | Các nội dung khác trên nhãn hàng hóa ghi theo quy định tại Nghị định 43/2017/NĐ-CP ngày 14 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ về nhãn hàng hóa và các quy định hiện hành. |
Số lượng hiện vật | 01 hiện vật |
Chiều cao: 70 cm | Đường kính: 20 cm |
Nước men: mạ đồng vàng, xanh ngọc | Nhiệt độ nung: 1.230 độ C |
Ngày chế tác: / /2022 | Số lượng: 01 hiện vật |
CÂU CHUYỆN SẢN PHẨM
TƯỢNG GỐM TRẦN QUỐC TUẤN
Từ xa xưa, vùng đất bãi nằm ven con sông giá – một chi lưu đổ ra cửa Bạch Đằng đã được thiên nhiên ban tặng chất đất dẻo quánh có cái tên rất gợi là “trúc thôn hoa đào”, loại đất chỉ có thể lấy được ở các đượng, tức các cồn nổi giữa dòng sông giá, có thể tạo màu tự nhiên mà không cần pha trộn.
Lớp trước truyền lớp sau, tên tuổi gốm sứ Dưỡng Động ngày càng được khẳng định. Khu vực làng gốm còn được đặt cho một cái tên cũng rất “gốm”: Xóm lò! Người làng gốm tự hào với nghề, tự hào với chất lượng của từng sản phẩm mang xuất xứ quê hương mình. Trong chiến tranh, các nghệ nhân gốm đã cùng nhau chia sẻ nghề riêng, cùng thành lập hợp tác xã gốm sứ Minh Khai, tạo ra các sản phẩm mang lại giá trị kinh tế cao như đồ gốm, sữ gia dụng, gốm sứ trang trí…
Nghề gì rồi cũng có lúc hưng lúc mạt và làng gốm sữ Dưỡng Động kém may nên không thoát khỏi quy luật ấy. Cũng giống như các làng gốm khác, đầu những năm 80, gốm Dưỡng Động không địch nổi sự cạnh tranh của các sản phẩm cùng loại trên thị trường đến từ thị trường Trung Quốc. Hoạt động của Hợp tác xã Minh Khai cũng vì thế mà tan rã. Dân xóm lò chẳng còn cách nào khác là bám vào mấy sào ruộng khoán ít ỏi hoặc bỏ lên thành phố làm thuê…
Là một người được sinh ra và lớn lên cùng gốm, khi đôi bàn tay biết nhào đất, tạo hình thì cũng là lúc những lò gốm cuối cùng dần bị phá bỏ. Vũ Mạnh Huy luôn đau đáu một quyết tâm từng bước hồi sinh nghề gốm. Sinh năm 1972, nhưng người nghệ nhân trẻ này đã có hơn 17 năm lăn lộn, học hỏi kinh nghiệm tại nhiều làng nghề gốm sứ nổi tiếng như Bát Tràng, Phù Lãng. Năm 2003, Vũ Mạnh Huy quyết định quay lại về quê hương khôi phục lại làng nghề truyền thống mang mô hình gia đình và mượn lại cơ sở vật chất của HTX Minh Khai, mua sắm thêm đồ nghề, xây dựng lò nung gốm theo phương pháp thủ công. Đồng thời mời những người có tay nghề còn tâm huyết với nghề trong xã cùng phát triển sản xuất rồi dần dần xây dựng một hệ thống nhà xưởng của riêng mình. Năm đó chủ yếu là những sản phẩm cổ truyền phục vụ nhu cầu chơi sinh vật cảnh, đồ thờ cúng và trang trí nội ngoại thất cung cấp cho thị trường Hải Phòng và các tỉnh lân cận.
Thời gian đầu lò gốm chủ yếu là làm thủ công, sử dụng lò nung gốm bằng than củi, dần dần một số công đoạn được thay thế hỗ trợ bằng máy móc như máy nghiền đất, nghiền men, nghiền mầu và xây dựng lò nung bằng ga để giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Có niềm đam mê yêu nghề truyền thống, khôi phục lại những bức tượng, bức tranh phù điêu mang tính lịch sử. Từ đó đã thôi thúc Vũ Mạnh Huy nghiên cứu sâu về các di tích lịch sử Việt Nam. Sản phẩm có kỹ thuật giá trị kinh tế cao, kỹ năng nghề gốm cao hơn hẳn so với các nghề tiểu thủ công nghiệp khác, sản phẩm gốm sứ Việt đã xuất khẩu ra nhiều nước trên thế giới (sản phẩm đang được một số bảo tàng nước ngoài vẫn đang trưng bày gốm sứ Việt).
Dáng người nhỏ gầy, rủ rỉ và mộc mạc như đất, nhưng sau vẻ mộc mạc, lặng lẽ đó, là nghị lực, là đam mê và tình yêu quê hương sâu sắc. Với bàn tay tài hoa của nghệ nhân đã biết kết tinh của vũ điệu đất và lửa, tác giả Vũ Mạnh Huy dựa trên những tài liệu ghi về sử Việt đã tạo lên hình tượng Trần Quốc Tuấn với khuôn mặt và thần thái nghiêm nghị, tay cầm chiếu thư, tay trái cầm kiếm, toát lên khí chất của một vị thần, thể hiện sức mạnh về ý chí, sự quyết tâm để chống lại giặc ngoại xâm. Đây là một trong những tác phẩm khắc họa những nhân vật lịch sử vừa mang giá trị thẩm mỹ nghệ thuật cao, vừa mang giá trị về văn hóa lịch sử oai hùng của dân tộc Việt Nam.
Khác với cách tạc tượng Trần Quốc Tuấn ở các cơ sở gốm sứ nổi tiếng khác, các pho tượng của tác giả Vũ Mạnh Huy ngoài các kỹ thuật tinh xảo, còn phong phú đa dạng về màu sắc, đặt biệt là các pho tượng phần lớn được mạ đồng trên từng sản phẩm.
Bên cạnh đó với niềm khát khao đam mê nghệ thuật và ý chí giữ gìn ngành nghề truyền thống của địa phương, nghệ nhân đã sáng tác ra nhiều sản phẩm có tính nghệ thuật cao, độ tinh sảo và độc đáo từ đất sét, men sứ vô hồn cho ra nhiều sản phẩm có giá trị rất cao về lịch sử, văn hóa và nghệ thuật đồng thời cũng mang lại giá trị kinh tế cao từ sản phẩm. Các tác phẩm, sản phẩm của cơ sở gốm Vũ Mạnh Huy được các kênh truyền hình, đài báo như VTV1, VTV2, VTV4, THHP, báo Hải Phòng, đã làm chương trình truyền thông về dòng Gốm mới lạ được phát triển tại Hải Phòng, Hơn nữa gốm sứ Vũ Mạnh Huy đã tham gia nhiều sự kiện, triển lãm, hội chợ tại Hà Nội, Hải Phòng do Bộ công thương và Bộ Văn Hóa thông tin và du lịch tổ chức. Năm 2019, đã được Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng tặng bằng khen và được trao tặng danh hiệu nghệ nhân, thợ giỏi thành phố Hải Phòng.
Đến nay, công chúng cả nước (nhất là các tỉnh thành lân cận đã tổ chức các cuộc trải nghiệm cho học sinh từ cấp tiểu học đến cấp phổ thông) đã đến thăm và biết đến sản phẩm gốm sứ của hộ sản xuất và kinh doanh gốm sứ Vũ Mạnh Huy. Còn người dân Minh Tân luôn nhắc tới anh như một tấm gương của nghị lực, tình yêu quê hương, khát khao khôi phục nghề truyền thống, luôn đau đáu tìm người truyền nghề cho thế hệ mai sau.