Chất hỗ trợ chế biến đang được xã hội quan tâm,việc quản lý của nhà nước về vấn đề này cũng thắt chăt hơn. Dù vậy, không phải doanh nghiệp hay cá nhân nào cũng hiểu và nắm rõ quy định của pháp luật để đưa chất hỗ trợ và chế biến thực phẩm ra thị trường. Hãy cùng KENA phân tích thế nào là chất hỗ trợ chế biến, vì sao phải công bố chất hỗ trợ chế biến, điều kiện đối với chất hỗ trợ chế biến, quy trình thực hiện thủ tục đăng ký chất hỗ trợ chế biến.
Cơ sở pháp lý
- Luật an toàn thực phẩm 2010
- Nghị Đinh 15/2018
- Nghị Định 155/2018
- Nghị Định 115/2018
Chất hỗ trợ chế biến thực phầm là gì?
Chất hỗ trợ chế biến là chất được chủ định sử dụng trong quá trình chế biến nguyên liệu hay các thành phần của thực phẩm nhằm thực hiện mục đích công nghệ, có thể được tách ra hoặc còn lại trong thực phẩm.
Vì sao phải công bố chất hỗ trợ chế biến thực phẩm
- Đây là quy đinh bắt buộc của nhà nước theo Khoản 1 Điều 4 Nghị Định 15/2018 “Doanh nghiệp hay cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm thực hiện tự công bố chất hỗ trợ chế biến”
- Theo quy đinh tại Điểm a Khoản 1 Điều 20 Nghị Đinh 115/2018 “Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây không thực hiện thông báo, đăng tải, niêm yết bản tự công bố sản phẩm theo quy định của pháp luật”
- Tăng lên sự uy tín và tín nhiệm cho người tiêu dùng, khẳng định được vị thế đối với đối thủ canh tranh, có được thương hiệu cho sản phẩm của mình
Đáp ứng điều kiện chung được quy đinh tại Điều 10 Luật an toàn thực phẩm 2010
– Đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật tương ứng, tuân thủ quy định về giới hạn vi sinh vật gây bệnh, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, dư lượng thuốc thú y, kim loại nặng, tác nhân gây ô nhiễm và các chất khác trong thực phẩm có thể gây hại đến sức khỏe, tính mạng con người.
– Tùy từng loại thực phẩm, ngoài các quy định như trên thực phẩm còn phải đáp ứng một hoặc một số quy định sau đây:
- Quy định về sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm;
- Quy định về bao gói và ghi nhãn thực phẩm;
- Quy định về bảo quản thực phẩm;
Đáp ứng điều kiện bảo đảm an toàn đối với chất hỗ trợ chế biến thực phẩm
– Đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật tương ứng, tuân thủ quy định về phụ gia thực phẩm và chất hỗ trợ chế biến thực phẩm.
– Có hướng dẫn sử dụng ghi trên nhãn hoặc tài liệu đính kèm trong mỗi đơn vị sản phẩm bằng tiếng Việt và ngôn ngữ khác theo xuất xứ sản phẩm.
– Thuộc Danh mục phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm được phép sử dụng trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm do Bộ trưởng Bộ Y tế quy định.
– Đăng ký bản công bố hợp quy với cơ quan nhà nước có thẩm quyền trước khi lưu thông trên thị trường.
Hồ sơ để thực hiện công bố chất hỗ trợ chế biến thực phẩm
- Bản tự công bố sản phẩm theo Mẫu số 01 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;
- Phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm của sản phẩm trong thời hạn 12 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ được cấp bởi phòng kiểm nghiệm được chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm được công nhận phù hợp ISO 17025 gồm các chỉ tiêu an toàn do Bộ Y tế ban hành theo nguyên tắc quản lý rủi ro phù hợp với quy định của quốc tế hoặc các chỉ tiêu an toàn theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn tương ứng do tổ chức, cá nhân công bố trong trường hợp chưa có quy định của Bộ Y tế (bản chính hoặc bản sao chứng thực)
Quy trình thực hiện
- Thẩm quyền: Thẩm quyền do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ định để lưu trữ hồ sơ và đăng tải tên tổ chức, cá nhân và tên các sản phẩm tự công bố trên trang thông tin điện tử của cơ quan tiếp nhận.
- Cách thức nộp hồ sơ: Qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp đến cơ qua nhà nước.
- Thời hạn nộp hồ sơ: Sau khi tự công bố cơ sở kinh doanh phải nộp bản tự công bố cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền để cơ quan có thẩm quyền lưu trữ hồ sơ và đăng tải lên cổng thông tin điện tử của cơ quan tiếp nhận.
Các tình huống khách hàng thường gặp
- Phiếu kết quả kiểm nghiệm của công ty tôi bằng tiếng nước ngoài thì có được nộp trực tiếp để công bố không.
- Luật tư vấn P&P trả lời: Theo Khoản 3 Điều 5 Nghị định 15/2018 quy định các tài liệu hố sơ công bố phải thực hiện bằng tiếng Việt; trường hợp có tài liệu bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch sang tiếng Việt và được công chứng.
- Như vậy trong trường hợp này phiếu kiểm nghiệm kết quả của công ty phải được dịch ra tiếng Việt và công chứng.
Khách hàng cần cung cấp
- Mẫu sản phẩm
- Mẫu nhãn hoặc hình ảnh sản phẩm
- Giất phép an toàn thực phẩm
- Giấy phép đăng ký kinh doanh có ngành nghề phù hợp
Công việc của chúng tôi
- Tư vấn các thủ tục, vấn đề pháp lý liên quan
- Nhận tài liệu từ quý khách.
- Soạn thảo hồ sơ đầy đủ, hoàn chỉnh
- Nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền
- Đồng hành cùng quý khách trong quá trình thẩm định hồ sơ, thẩm định thực tế tại cơ sở.
- Nhận kết quả và bàn giao bản gốc cho quý khách
Mọi thông tin liên hệ:
CÔNG TY TNHH CHỨNG NHẬN VÀ KIỂM ĐỊNH KENA
Địa chỉ: Số 9/242 Đường Chùa Vẽ – Phường Đông Hải 1 – Quận Hải An – TP. Hải Phòng
Hotline: 0936300168 – 0393.427.049
Email: kena@kenavn.com
Website: www.kenavn.com