Đây là một sản phẩm được sản xuất bởi
HỘ KINH DOANH LÊ THỊ HẰNG
Đăng ký kinh doanh số: 02180011226
Trụ Sở: Thôn Kỳ Sơn, xã Tân Trào, huyện Kiến Thụy, Thành phố Hải Phòng, Việt Nam
Điện Thoại: 0359107093
Đại diện: Lê Thị Hằng
———————————————————————————————————————–
GIỚI THIỆU VỀ SẢN PHẨM GẠO NẾP XOẮN TÂN TRÀO
“Lúa nếp xoắn Tân Trào – Đặc sản truyền thống của người dân Kiến Thụy”
Xã Tân Trào, Huyện Kiến Thụy nằm ở phía Tây Nam Huyện Kiến Thụy, cách Trung tâm huyện Kiến Thụy 4km. Xã Tân Trào có diện tích canh tác đất nông nghiệp 430ha, với điều kiện tự nhiên về nguồn đất, nguồn nước phù sa bồi đắp, rất phù hợp cho việc sản xuất các giống lúa nếp xoắn.
Giống lúa nếp xoắn được trồng tại xã Tân Trào từ những năm 1980, có nguồn gốc từ giống lúa nếp Thái Bình. Cây nếp xoắn trên đất Tân Trào có khả năng thích nghi tốt với chân đất phèn mặn. Bông lúa to, số hạt trên một bông nhiều và có độ đồng đều cao. Cây nhiều nhất có tới 2.703 hạt. Hạt đều, to, căng mẩy. Ngoài ra, cây có bộ gốc và rễ khỏe, khả năng chống đổ khá nên sống tốt ở vùng gần biển.
Phấn lớn lúa gặt về được tuốt thủ công để giữ cho thóc và rơm đều nguyên vẹn. Bông lúc to, số hạt nhiều, căng mẩy, độ đồng đều cao. Thóc được phơi vừa nắng, hạt gạo ít bị vỡ, màu trắng, tròn, đều. Gạo nếp xoắn Tân Trào có hương thơm thoang thoảng đặc trưng, vị đậm, dẻo hơn nhiều giống nếp ở nơi khác. Cơm nếp nấu để nguội hạt cơm lâu khô, lâu lại gạo hơn so với các giống nếp thông thường. Do đó, gạo nếp xoắn Tân Trào đã trở thành đặc sản truyền thống của người dân Kiến Thụy trong dịp lễ tết.
Đây là giống lúa cổ truyền, nông dân tự để giống từ năm này sang năm khác mà không bị thoái hóa, biến chất, trong khi nhiều giống lúa lai chỉ 5 năm là kém đi. Cây lúa đẻ khỏe, kháng rất tốt các loại sâu bệnh, nhất là khô vằn, bạc lá… Chính vì vậy, nếp xoắn Tân Trào đã được Sở khoa học và Công nghệ Hải Phòng cấp chứng nhận nhãn hiệu tập thể năm 2016.
Trong năm 2017, nếp xoắn Tân Trào là một trong 10 sản phẩm của ngành Nông nghiệp thành phố Hải Phòng được dán tem truy xuất nguồn gốc nông sản theo “Chương trình Hỗ trợ sản xuất và liên kết tiêu thụ nông sản an toàn của Hải Phòng”.
Theo đó, trong năm 2017, thành phố Hải Phòng đã xây dựng chương trình sản xuất và tiêu thụ nông sản an toàn; dự kiến có 20 sản phẩm chủ lực, 200 loại nông sản sẽ được gắn mác và tem truy xuất nguồn gốc và gạp nếp xoắn Tân Trào là một trong 20 sản phẩm chủ lực đó.
Để hỗ trợ nông dân Hợp tác xã sản xuất kinh doanh, dịch vụ nông nghiệp Tân Trào đóng gói và gắn nhãn sản phẩm, thành phố Hải Phòng hỗ trợ hợp tác xã bao bì, logo thương hiệu, mã truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Người tiêu dùng chỉ cần sử dụng điện thoại thông minh kiểm tra code sản phẩm là biết nơi cung ứng. Cách làm này góp phần khẳng định thương hiệu cho các sản phẩm đặc sản và nông sản an toàn, tạo tiền đề để thành phố triển khai mô hình ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp.
Trong năm 2018, gạo nếp xoắn Tân Trào tiếp tục được trao giấy chứng nhận đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tập thể tại Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) góp phần tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm, đưa đặc sản gạp nếp xoắn Tân Trào nâng cao chất lượng, giá trị và ngày càng vươn xa trên thị trường.
Giống lúa nếp xoắn Tân Trào có thời gian sinh trưởng 155-160 ngày trong vụ mùa, lúa sinh trưởng, phát triển tốt, kháng sâu bệnh, năng suất cao, chất lượng ngọn tốt, hạt gạo tròn, đục, chín có thơm mùi đặc trưng của giống. Sản phẩm gạo Nếp xoắn Tân Trào chủ yếu tiêu thụ sản phẩm tại tỉnh Quảng Ninh, nội thành Hải Phòng, Hải Dương, một phần chế biến nấu rượu nếp.
Là một trong những hộ kinh doanh gạo nếp xoắn Tân Trào trên địa bàn huyện Kiến Thụy. Hộ kinh doanh Lê Thị Hằng hiểu được giá trị cũng như những lợi ích tuyệt vời mà gạo nếp xoắn mang lại. Mặc dù việc trồng nếp xoắn Tân Trào gặp không ít khó khăn như thời gian trồng lúa kéo dài, cây lúa tốn nhiều chi phí, công chăm sóc và đối mặt với những yếu tố thời tiết, sâu bệnh phức tạp. Cùng với đó là sự cạnh tranh với những thương hiệu lúa nếp có tiếng khác cũng khiến sản phẩm bị thương lái ép giá trên thị trường.
Tuy nhiên, hộ kinh doanh Lê Thị Hằng cũng như những người dân trồng lúa khác tại xã Tân Trào luôn luôn cố gắng hướng tới việc “trồng lúa sạch, làm gạo sạch”, cung ứng cho thị trường những sản phẩm có chất lượng tốt nhất giúp cây lúa nếp xoắn trên đất Tân Trào ngày càng được khẳng định thương hiệu, đưa đặc sản địa phương vươn ra thị trường cả trong và ngoài nước.
—————————————————–