Chứng nhận, kiểm định, tư vấn Iso, sở hữu trí tuệ, mã số mã vạch.

Đăng ký tư vấn

Bánh Đa Trường Giang

Đã đăng:
Tác giả:KENA
Bánh Đa Trường Giang

Đây là một sản phẩm được sản xuất bởi
Hộ Kinh Doanh Đỗ Văn Trọng

Địa chỉ sản xuất: Thôn Tây Nam, Vụ Bản, xã Tân Tiến, huyện An Dương, thành phố Hải Phòng

Điện Thoại: 0966342769

Đại diện: Đỗ Văn Trọng

———————————————————————————————————————–

GIỚI THIỆU VỀ SẢN PHẨM BÁNH ĐA TRƯỜNG GIANG

Bánh đa Hải Phòng là món ăn nổi tiếng mang đậm tính chất vùng miền, được ví như là biểu tượng riêng của người con đất cảng.

Tương truyền rằng, Vào thế kỷ thứ 10, ông Chu Xích Công là một người tài được vua Lê Hoàn tiến cử làm quan. Trong trận chiến Chăm – Pa cổ ông vinh dự được cùng nhà vua đi đánh giặc. Chinh chiến lâu dài, việc lưu trữ lương thảo là vô cùng quan trọng, tác động rất nhiều đến sức lực, sỹ khí của binh lính.

Chính vì thế, ông Chu Xích Công đã nghĩ cách biến gạo thành một dạng lương thực khác để lưu trữ lâu hơn mà  khi quân sĩ dùng thì chỉ cần đổ nước sôi vào là có thể dùng ăn được ngay, ông đặt tên cho thực phẩm đó là bánh đa. Từ đó bánh đa được ra đời. Giặc tan, ông về làng và truyền lại cho nhân dân bí kíp làm bánh đa. Khi ông mất, dân làng đã lập miếu thờ và tôn ông làm thành hoàng làng.

Cùng thời đó ông Trần Quốc Thi là phò mã của vua Trần, ông đã được kế thừa nghề làm bánh đa của ngài Chu Xích Công, ông đã góp công lớn trong việc tạo quân lương cho quân đội nhà Trần trong cuộc chiến chống xâm lược Nguyên Mông thế kỷ XIII. Ông đã giúp người dân mở mang nông nghiệp, phát triển nền nông nghiệp của vùng đất “Hải Tần Phòng Thủ” thời đó.

Nghề làm bánh đa mà dân làng được ông truyền cho cũng đã trở thành  một nghề  giúp người nông dân sản xuất, gia tăng giá trị của hạt gạo, sau khi ông mất dân làng đưa ông vào miếu thờ như một vị thành hoàng làng. Hai ông khi đó sinh sống tại vùng đất đồng bằng tiện cho việc phát triển nông nghiệp để sản xuất quân lương.

Nay khu đất các ông sinh sống thuộc xã Đông Phương, huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng và ngôi miếu thời đó có tên chữ là Sùng Khánh Tự (tức phúc lớn) nay là chùa Lạng Côn, ngôi chùa là nơi thờ phật và hai vị thành hoàng Chu Xích Công và Trấn Quốc Thi tại xã Đông Phương, huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng.

Trải qua gần nghìn năm bảo tồn và phát triển, món bánh đa đã được người dân khắp cả nước ngày càng ưa chuộng. Việt Nam có rất nhiều cơ sở sản xuất bánh đa khác ở các tỉnh thành nhưng cũng không ai không biết đến  sự nổi tiếng của Bánh đa cua Hải Phòng. Góp phần lớn vào sự nổi tiếng và nét đặc trưng của món bánh đa Hải Phòng thì không ai không biết đó là Bánh đa làng nghề Tân Tiến thuộc xã Tân Tiến, huyện An Dương, thành phố Hải Phòng.

Xã Tân Tiến quê tôi có vị trí địa lý nằm ở phía tây bắc thị trấn An Dương, cách trung tâm thành phố Hải Phòng trên 10km. Phía bắc giáp xã An Hưng và xã Lê Thiện. Phía đông giáp phường Quán Toan – quận Hồng Bàng, xã Nam Sơn. Phía nam giáp xã Bắc Sơn, phía tây giáp xã Hồng Phong.

Xã có tổng diện tích đất tự nhiên 451,7 ha, trong đó diện tích canh tác trên 175 ha. Tổng toàn xã có 2.874 hộ dân, trong đó hơn 150 hộ duy trì sản xuất giữ lại nghề truyền thống và cũng là nét đặc trưng của người con làng nghề, đối với người dân làng nghề chúng tôi đây là một niền tự hào mà ai ai cũng muốn gìn giữ và bảo tồn.

Riêng thôn Tây Nam, Vụ Bản chúng tôi có 50 cơ sở sản xuất bánh đa với tâm niệm đây là một nghề cha truyền con nối, và là nghề mà đã nuôi sống rất nhiều quân sĩ trong các trận chiến lịch sử hào hùng của người dân Việt Nam.

Riêng với bản thân tôi ngoài việc gìn giữ bảo tồn nét đẹp truyền thống và lịch sử hào hùng đó đây còn là trách nhiệm bảo tồn nghề gia truyền mà ông cha để lại.

Ông nội tôi kể lại từ thời xa xưa, gia đình tôi đã làm và ông tôi được các cụ truyền nghề năm 1930 đến năm 1960 ông tôi truyền cho bố tôi và năm 2000 bố tôi lại truyền nghề này cho chúng tôi. Nghề này đòi hỏi người làm phải là người có tính cách điềm tĩnh, cẩn thận, tỷ mỷ và có tâm, có đức. Công việc lựa chọn gạo cũng là công đoạn đầu tiên quyết định về chất lượng của sản phẩm làm ra nên khi chọn gạo phải luôn để chất lượng nên hàng đầu: Gạo được lựa chọn phải có độ nở tốt, có hươngvị thơm tự nhiên.

Muốn làm bánhthơm ngon có mầu mã đẹp, hương vị đặc trưng đòi hỏi người làm bánh phải có kinh nghiệm lâu đời, khéo léo và cộng thêm bí quyết mà ông cha để lại sẽ tạo cho bánh có chất lượng thơm ngon, ngọt ai đã được thưởng thức thì sẽ luôn nhớ đến nghề bánh gia truyền này.

Lúc đầu chúng tôi làm thủ công mỗi ngày làm hơn 100kg gạo với 4 người. Sau đó các cửa hàng, công ty xí nghiệp ở khắp các tỉnh thành: Quảng Ninh, Ninh Bình, Hà Nội, Lạng Sơn….đến thăm quan cơ sở sản xuất bánh đa gia truyền của Làng nghề cũng như gia đình tôi nên số lượng bánh ngày một tăng nên. Thế nhưng sản xuất bánh của làng chúng tôi thì phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện thời tiết.

Chất lượng của Bánh không chỉ quyết định của sự lựa chọn nguyên liệu đầu vào mà còn do thời tiết nữa nếu trời nắng bánh phơi đạt nắng thì bánh rất thơm ngon, nhưng nếu trời mưa nhất là vào những ngày mưa phùn, thời tiết nồm ẩm thì bánh lại mất hết mùi. Bánh mốc mà với Làng nghề chúng tôi thì mùi vị của bánh đa là rất quan trọng.

Chính vì thế vợ chồng tôi quyết định đầu tư nâng cấp hệ thống nhà xưởng và hệ thống máy móc tiên tiến để đảm bảo chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng. Giữ vững thương hiệu Làng nghề Bánh đa Tân Tiến của địa phương tôi nói chung và của gia đình tôi nói riêng.Tạo thương hiệu, địa chỉ tin cậy cho người tiêu dùng.

Năm 2017 tôi đã mạnh dạn đầu tư dây truyền sản xuất tự động ngoài nguồn vốn tích lũy sau nhiều năm làm nghề cộng với sự góp vốn của chị gái, vợ chồng tôi đã vay mượn thêm người thân, bạn bè và Ngân hàng để đầu tư xây dựng xưởng, dây truyền sản xuất tự động với tổng số vốn đầu tư gần 2 tỷ đồng, việc đầu tư của gia đình tôi đã làm cho thương hiệu bánh đa Trường Giang lại càng được nâng cao.

Đặc sản Bánh đa Làng Nghề xã Tân Tiến, thương hiệu bánh đa Trường Giang có gì khác biệt;

Cơ sở sản xuất bánh đa Trường Giang là một trong cơ sở của Làng Nghề Bánh đa Tân Tiến có quá trình sản xuất rất nâu đời,từ khi tôi biết đến nay cơ sở của gia đình tôi đã sản xuất gần 100 năm đây là nghề truyền thống của ông cha để lại. Như người dân gian thường nói đây là nghề “cha truyền, con nối”.

Với mong muốn đưa sản phẩm Bánh Đa Làng Nghề Tân Tiến Đi xa hơn và đọng lại ở tâm thức người tiêu dùng thông thái lâu hơn. Cơ sở sản xuất Bánh đa Trường Giang ở thôn Tây Nam, Vụ Bản, xã Tân Tiến, huyện An Dương, thành phố Hải Phòng.

Đã đầu tư từ cơ sở vật chất đến hình thức mẫu mã, bao bì sản phẩm đặc trưng của Làng nghề Tân Tiến, để khẳng định và giữu vững thương hiệu Làng Nghề và phù hợp với xu thế thời kỳ hội nhập thì điều quan trọng hơn nữa là xây dựng một thương hiệu bền vững, tạo uy tín, chất lượng cho người tiêu dùng. Tôi khẳng định bằng cách tạo thương hiệu “OCOP” tức sản phẩm an toàn cho người tiêu dùng thông thái.

 

Bánh đa cua – Đặc sản nổi tiếng của Hải Phòng (Hình ảnh mang tính chất minh họa)
 

Thông tin chi tiết về sản phẩm Bánh đa Trường Giang:

  • Thành phần: Gạo tẻ, dầu thực vật, đường vàng.
  • Hướng dẫn sử dụng: Sản phẩm được sử dụng để chế biến các món như xào, lẩu,…Dùng sản phẩm ngay sau khi mở túi, nếu không dùng hết thì bảo quản ở ngăn mát tủ lạnh.
  • Ngày sản xuất: In trên bao bì
  • Bảo quản: Bảo quản ở nhiệt độ thường thì dùng trong ngày. Hoặc bảo quản ở nhiệt độ 0-4°C thì sử dụng trong 10 ngày.
  • Xuất xứ: Việt Nam
  • Thông tin cảnh báo: Không sử dụng sản phẩm đã hết hạn hoặc có dấu hiệu hư hỏng

————————————————-

 

 

Mọi thông tin xin liên hệ:

CÔNG TY TNHH CHỨNG NHẬN VÀ KIỂM ĐỊNH KENA

Địa chỉ: Số 9/242 Đường Chùa Vẽ – Phường Đông Hải 1 – Quận Hải An – TP. Hải Phòng

Hotline: 0936.300.168 – 0393.427.049

Email: kena@kenavn.com

Website: www.kenavn.com